HỘI QUÁN
PHONG THUỶ - MỆNH LÝ
Thuỷ Thị Nhân Gia Huyết Mạch - Lợi Nhân Hại Nhân Tốc Như Thần 水是人家血脉 - 利人害人速如神
Phong Thuỷ
  • Ngày giờ tốt xấu năm 2018
  • Dân trí: Một yếu tố rất quan trọng của phong thủy
    Dân trí: Một yếu tố rất quan trọng của phong thủy

    Xưa nay khi xem phong thủy, chọn nhà đất để mua, mọi người thường chỉ để ý đến các yêu tố như hướng nhà có hợp hay không, có gì xung xạ hay không. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có nhiều yếu tố khác nữa quyết định đến sự tốt đẹp của căn nhà mang lại cho người ở. Và trong đó trình độ dân trí của cư dân, hàng xóm xung quanh có vai trò quan trọng.

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P6)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P6)

     Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P5)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P5)

     

    Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P4)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P4)

     

    Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P3)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P3)

     

    Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P2)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P2)

     

    Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P1)
    Tư vấn phong thuỷ năm Bính Thân 2016 (P1)

    Năm Ất Mùi sắp qua đi, năm Bính Thân sắp tới. Bài viết này sẽ tiếp tục loạt bài hướng dẫn phong thuỷ lưu niên hằng năm. Bài sẽ giúp bạn đọc nhận biết và tránh hung đón cát theo các phương vị theo phong thuỷ cho năm Bính Thân 2016.

    Phần 1  - Phần 2  -  Phần 3 -  Phần 4  -  Phần 5 -  Phần 6

  • Xét hợp hay xung tuổi kết hôn
    Xét hợp hay xung tuổi kết hôn

    Quan trọng nhất của hôn nhân là HÒA HỢP. Cần xét sự hòa hợp trên cả 2 lĩnh vực : xã hội và tâm linh, trong đó hòa hợp về xã hội quan trọng hơn, hòa hợp về tâm linh là bổ sung. Hòa hợp về xã hội bao gồm các vấn đề như tình yêu, quan điểm về chính trị, nghề ghiệp, tôn giáo, tính tình, nhân cách, sự tôn trọng, lòng vị tha và trắc ẩn, bạn bè, môn đăng hộ đối, hòa hợp về sở thích, về tình dục v.v…Những sự hòa hợp này thuộc HẬU THIÊN, có thể điều chỉnh tùy theo tình cảm, trí tuệ, ý chí, sự nổ lực của mỗi người.

  • Phong thuỷ xua đuổi quý nhân
    Phong thuỷ xua đuổi quý nhân

    Chú ý! 9 loại phong thủy xua đuổi “quý nhân”

     

    Trong cuộc sống, nếu bạn gặp “quý nhân” phù trợ” thì sẽ như cá gặp nước, mọi sự thuận lợi nhẹ nhàng mà tự nhiên; còn nếu mất “quý nhân phù trợ” thì như ngọn núi đè xuống, cản trở trùng trùng, đường đời gian truân.

     


  • Âm dương Ngũ hành
  • Phân loại sự vật hiện tượng theo Âm Dương Ngũ Hành
    Phân loại sự vật hiện tượng theo Âm Dương Ngũ Hành

    Tất cả sự vật hiện tượng tồn tại trên trái đất và trong vũ trụ, một cách tương đối đều có thể quy về ngũ hành. Một sự vật hiện tượng có thể có một hoặc là tổ hợp của một vài ngũ hành tùy theo trạng thái của sự vật, hiện tượng tại một thời điểm nhất định. Ví dụ: xe hơi khi đứng yên là hành Kim, tuy nhiên khi vận hành thì thuộc hành Hỏa. Do đó, để xác định ngũ hành của một sự vật, hiện tượng, cần phải có sự quan sát, phân tích và suy luận hợp lý bơi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng lẻ, đơn nhất, chúng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời.

  • Thiên can địa chi
    Thiên can địa chi

    Thiên can chỉ trời, địa chi chỉ đất. Sự phối hợp thiên can với địa chi cũng giống như sự giao hoà trời đất âm dương. Người xưa dùng tổ hợp can chi như là hệ thống số đếm để chỉ thời gian năm, tháng, ngày giờ. Ví dụ Năm: Nhâm Thìn, Tháng: Tân Hợi, Ngày: Tân Mão, Giờ Mậu Tý.

  • Tìm hiểu về Bát Quái
    Tìm hiểu về Bát Quái

    Lý luận về âm dương, người Phương Đông cổ đại đã tiếp tục phát triển để giải thích thế giới. Từ vô cực là trạng thái trống rỗng chưa có hay không có gì thuộc về vật chất đã sinh ra Thái cực. Thái cực là chỉ sự bắt đầu chuyển hoá hình thành vật chất nhưng vẫn còn hỗn độn chưa định hình. Thái cực phát triển biến hoá và sinh lưỡng nghi chính là âm và dương, và từ âm dương sinh ra tứ tượng rồi Bát Quái.

     

  • Âm dương - ngũ hành là gì
    Âm dương - ngũ hành là gì

    Âm dương, ngũ hành là khái niệm cơ bản trong phong thuỷ và mệnh lý học.  Bài này sẽ giúp độc giả nắm được khái niệm cơ bản nhằm giúp tiếp tục nghiên cứu vào các chuyên đề sau này.


  • Phong Thuỷ 2015
  • Hoạ hồi lộc tháng 5 năm Ất Mùi
    Hoạ hồi lộc tháng 5 năm Ất Mùi

    Hồi tức là trả lại; Lộc tức là tài lộc. Trả lại hoặc mất hết tiền bạc do mình kiếm được, đó là điều không ai mong muốn. Đặc biệt là những người mẹ, những người phụ nữ trong gia đình, sẽ là đối tượng dễ phạm phải sát khí loại này.

     

  • Lý Cư Minh: Dự đoán vận trình năm Ất Mùi
    Lý Cư Minh: Dự đoán vận trình năm Ất Mùi

    Theo dự đoán Tứ trụ, ngày bắt đầu năm mới không phải là đêm Giao thừa 30 tết hay 1/1, mà là tiết Lập xuân. Tiết Lập xuân Ất Mùi 2015 vào lúc 12g08 phút ngày 4/2/2015.Năm ất mùi sẽ có nhiều biến động, bao gồm thuận lợi và khó khăn. Sau đây là những dự đoán cho năm 2015:

  • “Muối” hoá giải Ngũ hoàng, Nhị hắc
    “Muối” hoá giải Ngũ hoàng, Nhị hắc

    Hướng dẫn làm vật phẩm hoá giải Nhị hắc Bệnh phù và Ngũ hoàng đại sát

  • Phong Thuỷ 2015 (P5)
    Phong Thuỷ 2015 (P5)
  • Phong Thuỷ 2015 (P4)
    Phong Thuỷ 2015 (P4)
  • Phong Thuỷ 2015 (P3)
    Phong Thuỷ 2015 (P3)

    Tam Bích Mộc nhập trung cung, Tứ lục tới Tây Bắc, Ngũ hoàng ở Phía Tây. Cơ bản đều là các cung xấu.

  • Phong Thuỷ 2015 (P2)
    Phong Thuỷ 2015 (P2)

    Năm 2015, Tam Bích nhập trung cung, Tứ lục tới Tây Bắc, Ngũ Hoàng tới Tây, Lục bạch ở Đông Bắc, Thất Xích xuống phía Nam, Bát Bạch tới Bắc, Cửu Tử tới Tây Nam, Nhất Bạch sang Phương Đông, Nhị Hắc tới Đông Nam. Đương vận Bát Bạch nên các cung Tốt năm nay sẽ là những cung có các sao đương vận Bát Bạch và tiền vận Cửu Tử, Nhất Bạch phi tới, đó là các cung phía Bắc, Tây Nam và Đông. Các cung có các sao thất vận là Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Nam. Trong đó xấu nhất là Tây và Đông Nam, nơi có Ngũ Hoàng và Nhị Hắc phi tới.

  • Phong Thuỷ 2015 (P1)
    Phong Thuỷ 2015 (P1)

    Năm Giáp Ngọ sắp qua với những vui buồn, chúng ta nghênh đón năm mới Ất Mì trong vài ngày nữa. Phong Thuỷ Hội quán xin giới thiệu loạt bài về Phong thuỷ cho năm mới Ất Mùi (04/02/2015- 03/02/2016).

     


  • Huyền Không Phi Tinh
  • Huyền không phi tinh năm Giáp Ngọ 2014
    Huyền không phi tinh năm Giáp Ngọ 2014

    Năm 2013 sắp qua đi, 2014 sắp tới. Theo chu kỳ thời gian, cát hung theo thước đo thời gian trên quan điểm Huyền không phi tinh có thay đổi luân phiên.  Bài viết này phân tích cát hung trên từng phương vị trong không gian giúp mỗi người chúng ta áp dụng biện pháp hoá hung đón cát cho năm mới.

  • Huyền không phi tinh năm Quý Tỵ 2013
    Huyền không phi tinh năm Quý Tỵ 2013

    Năm 2013, ngũ hoàng đại sát nhập trung cung, thiên bàn niên vận phục ngâm với địa bàn. Những cung tốt thì thêm tốt, cung xấu lại thêm xấu. Đặc biệt những cung có sao ngũ hoàng (trung cung) và nhị hắc (tây nam) là đại hung.


  • Kinh Dịch Nguyễn Hiến Lê
  • 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI
    40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI

    Không thể bị nạn hoài được, thế nào cũng tới lúc giải nạn, vì vậy sau quẻ Kiển tới quẻ Giải. Giải là cởi, tan. 

     

  • 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN
    39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN

    Ở thời chia lìa chống đối thì tất gặp nỗi gian nan, hiểm trở, cho nên sau quẻ Khuê tới quẻ Kiển (gian nan) 

     

     

  • 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ
    38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ

    Gia đạo đến lúc cùng thì có người trong nhà chia lìa, chống đối nhau, cho nên sau quẻ Gia nhân tới quẻ Khuê. Khuê nghĩa là chống đối, chia lìa.

  • 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN
    37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN

    Di là bị thương; hễ ra ngoài bị thương thì trở về nhà, cho nên sau quẻ Minh di tới quẻ Gia nhân. Gia nhân là người trong một nhà.

     

  • 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI
    36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI

    Tiến lên thì tất có lúc bị thương tổn, cho nên sau quẻ Tấn tiếp tới Minh di. Di [夷] nghĩa là thương tổn. 

     

  • 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN
    35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN

    Đã tráng thịnh thì tất nhiên phải tiến lên, cho nên sau quẻ Đại tráng tới quẻ Tấn [晉], Tấn có nghĩa là tiến [進] lên. 

     

  • 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG
    34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

    Hết thời lui rồi thì tới thời tiến lên, tiến lên thì lớn mạnh, cho nên sau quẻ Độn tới quẻ đại tráng (lớn mạnh).

  • 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN
    33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN

    Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu . . , cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi). 

     

  • 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG
    32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG

    Ở đầu quẻ Hàm, tôi đã nói tại sao sau quẻ Hàm (trai gái cảm nhau) tiếp tới quẻ Hằng (đạo vợ chồng có tính cách lâu dài). Hàm: trên là Chấn trưởng na, dưới là Tốn, trưởng nữ chồng trên, vợ dưới ,rất hợp đạo, thì tất được lâu dài. 

     

  • 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM
    31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM

    Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa. 

    Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài. 

     


  • Tứ trụ/Tử bình
    Chưa có bài

    Phong thủy thường thức
  • Sự tích Thần Tài và các chú ý khi thờ Thần Tài
    Sự tích Thần Tài và các chú ý khi thờ Thần Tài
  • Bàn chuyện đầu năm: Ai có thể thay đổi được số mệnh?
    Bàn chuyện đầu năm: Ai có thể thay đổi được số mệnh?

    Cứ vào dịp tháng Giêng hàng năm, người ta lại bắt đầu làm lễ cúng sao giải hạn, cầu an, rồi rước thầy, xem bói. Đây cũng là dịp mà những người được gọi là ‘thầy’, là ‘bà’ ‘hốt tiền’ của thiên hạ.

     

  • Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Việt Nam
    Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Việt Nam

    Ngày tết, nhà nào cũng nô nức chuẩn bị dọn dẹp, sắp xếp, hi vọng một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Để bày cúng tổ tiên, mọi nhà đều chưng mâm ngũ quả, với mong muốn năm mới cuộc sống sung túc, đủ đầy, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi vùng miền khác nhau, mâm ngũ quả cũng theo đó mà thay đổi. Tuy nhiên tất cả đều thể hiện ước mong ước an khang thịnh vượng đặc trưng của người Việt.

  • Lịch 2015
    Lịch 2015

    Bộ lịch tờ năm 2014, 2015

  • Tháng tốt để sinh con năm 2015
    Tháng tốt để sinh con năm 2015

    Chúng ta đang ở vào những tháng cuối năm 2014, đây là những tháng tất bật nhất trong năm. Cuối năm cũng là mùa lễ cưới, những cặp uyên ương đang hối hả chuẩn bị lễ cưới cho mình và cũng hy vọng sinh được baby thật dễ thương vào năm sau. Tác giả Trần Đại Phước dựa trên nguyên tắc hợp khắc ngũ hành bát tự giúp các cặp đôi lựa chọn tháng sinh con tốt cho năm Ất Mùi 2015.

  • Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt
    Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt
    Mang màu sắc văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân người Việt có nền ẩm thực vô cùng phong phú không chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hóa giao tiếp ứng xử qua ẩm thực. Từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo ra các món ăn  có lợi tốt nhất cho sực khỏe. Đó chính là triết lý âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm thực.
  • Lưu ý các lỗi phong thủy bạn hay phạm phải
    Lưu ý các lỗi phong thủy bạn hay phạm phải

    Hiện nay, các gia đình xây dựng và thiết kế nội thất dựa trên công năng tiện sinh hoạt và yếu tố thẩm mỹ mà chưa chú trọng đến phong thủy, trong khi đây là một yếu tố quan trọng để tăng chất lượng cuộc sống. Do không chú ý, nhiều ngôi nhà đang bị sai phạm phong thủy từ cửa ra vào, phòng khách, cho tới nhà bếp, phòng ngủ.

  • Cách đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa
    Cách đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa

    Bàn thờ Thần tài , Ông Địa được lập ở những nơi góc nhà hướng ra cửa chính. Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.

    Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.

     

  • Xem ngày và tuổi làm nhà
    Xem ngày và tuổi làm nhà

    Trong đời, một trong các việc lớn được người xưa hết sức coi trọng đó là làm nhà. Làm được một căn nhà không hề dễ dàng bởi đó là tài sản lớn, có thể là kết quả phấn đấu cả đời. Do vậy, khi hành sự, rất cần lưu ý chọn ngày giờ tốt và tuổi đẹp mong cho căn nhà sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Để có ngày tốt, trước hết cần chọn được năm thực hiện, sau đó mới chọn đến ngày giờ tốt để khởi sự. 



  • Hôm nay T2 ngày 25-11-2024 - nhằm 25/10/2024 ÂL Lịch tiết khí: Năm Giáp Thìn - Tháng Ất Hợi - Ngày Quý Tỵ, Giờ đầu ngày: Nhâm Tý
    I. Quẻ Thuần Càn

         27-04-2015 03:12

    I. Quẻ Thuần Càn
    Nội quái, ngoại quái đều là Càn.

    ___________

    ___________

    ___________

    ___________

    ___________

    ___________

    乾: 元, 亨, 利, 貞. 
    Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. 

    Dịch : Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền. 
    Giảng: Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng. 
    Về sau, tác giả Thóan truyện (tương truyền là Khổng tử , nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời. 
    Trời có đức “ nguyên” vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức “hanh” vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức “lợi” và “trinh” vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) . 
    Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự. 
    Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử . người quân tử có bốn đức. 
    Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người , tức như đức “nguyên” của trời. 
    Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức “hanh” của trời. 
    Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức “lợi” của trời. 
    Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền – của trời. 
    Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ , nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi. 
    Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu “mới mẻ” hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh mà ở phần I, Chương IV, chúng tôi đã ghi lại rồi. 
    Hào từ :

    Từ đây trở xuống là Hào từ, lời Chu Công đoán về mỗi hào.

    初 九: 潛 龍 勿 用 
    Sơ cửu: Tiềm long vật dụng.



    Dịch : hào 1 dương: Rồng còn ẩn náu, chưa (đem tài ra) dùng được. 
    Giảng: Người Trung Hoa cho con rồng là thần vật, rất biến hóa, lúc ẩn lúc hiện, mà lại thuộc về lòai dương, cho nên chu Công dùng nó để cho ta dễ thấy ý nghĩa các hào – đều là dương cả - trong quẻ Càn. 
    Hào 1, ở dưới thấp nhất, cho nên ví nó với con rồng còn nấp ở dưới vực sâu, chưa thể làm mây biến hóa được, còn phải đợi thời. Ý nghĩa rất rõ, Tiểu tượng truyện không giảng gì thêm. Còn Văn Ngôn truyện thì bàn rộng ra về cách sử sự của bâc thánh nhân, người quân tử : chưa gặp thời thì nên tu đức, luyện tài, không vì thế tục mà đổi chí, không cầu danh, ở ẩn, không ai biết mình cũng không buồn, không gì lay chuyển được chí của mình.

    九 二 : 見 龍 在 田 . 利 見 大 人 . 
    Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân. 

    Dịch: Hào 2, dương: rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi. 
    Giảng: hào 2 là dương, ở giữa nội quái là đắc trung, như vậy là gặp thời, tài đức giúp ích cho đời được: lại thêm hào ứng với nó là hào 5, cũng là dương, cũng đắc trung (vì ở giữa ngọai quái); cho nên hào 2 có thể ví với con rồng đã rời vực mà hiện lên cánh đồng; mà cũng như người có tài đức gặp thời, nên kiến đại nhân). 
    Văn ngôn: khuyên người có tài đức gặp thời này nên giữ đức tín, đức thận trọng trong ngôn, hành, tránh tà bậy, giữ lòng thành, giúp đời mà không khoe công, như vậy là giữ được đức trung chính của hào 2. 

    九 三: 君 子 終 日 乾 乾, 夕 惕 若. 厲, 无 咎. 
    Cửu tam: Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
    Dịch: hào 3, dương: Người quân tử mỗi ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm, nhưng không tội lỗi. 
    Giảng: Hào 3 là dương lại ở vị ngôi dương, như vậy là rất cương, mà không đắc trung. Hơn nữa, nó ở trên cùng nội quái mà chưa tiến lên ngọai quái, nghĩa là ở một chỗ chông chênh, rất khó xử, cho nên bảo là nguy hiểm (lệ). Nhưng nó vẫn là quân tử, có đức tự cường không ngừng, rất thận trọng, lúc nào cũng như lo sợ, cho nên tuy gặp thời nguy mà cũng không đến nỗi tội lỗi. 
    Văn ngôn bàn thêm: người quân tử giữ trung tín để tiến đức; sửa lời nói (lập ngôn) vững lòng thành để lập sự nghiệp . . .nhờ vậy mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo (coi tòan văn ở phần I, Chương II . .. )Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2 

    九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎. 
    Cửu tứ: Hoặc dược, tại uyên, vô cữu.


    Dịch: Hào 4, dương: như con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực (biết tùy thời như thế thì) không lầm lỗi. 
    (Có người dịch là như con rồng có khi bay nhảy trên vực sâu, không lầm lỗi). 
    Giảng: Hào 4 là dương ở vị (ngôi) âm, như vậy là bất chính và bất trung; nó lại cũng như hào 3 ở địa vị chông chênh, mới rời nội quái tiến lên ngọai quái, tiến chưa chắc đã tốt mà thóai thì dở dang. Cho nên phải thận trọng xem xét thời cơ, nên tiến thì tiến (như con rồng bay nhảy) nếu không thì chờ thời (con rồng nằm trong vực), cho nên Chu Công dùng chữ “hoặc”: không nhất định. 
    Tuy bất chính, bất trung như nó có chất cương kiện (hào dương trong quẻ Càn) nên cũng như hào 3 là bậc quân tử , biết giữ tư cách, biết tùy thời, và rốt cuộc không có lỗi. 
    Hào này chỉ khác hào 3 ở chỗ nó có thể tiến được, còn hào 3 chưa thể tiến được. 
    Văn ngôn không giảng gì khác, chỉ khuyên người quân tử tiến đức tu nghiệp, chuẩn bị cho kịp thời để có lúc ra giúp đời.

    九 五 : 飛 龍 在 天 , 利 見 大 人. 
    Cửu ngũ: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.



    Dịch: Hào 5, dương: Rồng bay trên trời, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi. 
    Giảng : Hào 5 là dương ở vị (ngôi) dương cao nhất trong quẻ lại đắc trung (ở giữa ngọai quái), như vậy là có đủ những điều tốt,vừa cao quí vừa chính trung. Nó lại được hào 2 ở dưới ứng với nó, mà hào 2 cũng cương kiện, đắc trung như nó. Nó là hào tốt nhất trong quẻ , cho nên ví nó với con rồng bay trên trời, và ngôi của nó là ngôi chí tôn (ngôi vua). 
    Chữ đại nhân (người có tài đức) trỏ cả hào 5 lẫn hào 2: hai đại nhân ở hai hào đó nên gặp nhau, hợp lực với nhau thì có lợi. 
    Văn ngôn giảng thêm rất rõ và hay về bốn chữ lợi kiến đại nhân: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô; mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật đều trông vào (…) Mọi vật đều theo loài của nó” (Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (…) các tùy kỳ loại dã). 

    上 九 . 亢 龍 有 悔. 
    Thượng cửu: Kháng long hữu hối.

    Dịch: Hào trên cùng, dương: Rồng lên cao quá, có hối hận. 
    Giảng: hào dương này ở trên cao của quẻ , cương kiện đến cùng rồi, như con rồng bay lên cao quá, không xuống được nữa, nếu vẫn còn hành động thì sẽ có điều đáng tiếc, vì lẻ thịnh quá thì tất suy, đầy thì không được lâu, (doanh bất khả cửu). 
    Văn ngôn : giảng thêm: Hào 5 địa vị rất quí (vì ở trên cao hơn hết) nhưng không có ngôi, cao mà không có dân (vì hào 5 là vua mới có dân), các người hiền ở dưới mình mà không giúp đỡ mình (vì hào 3 tuy ứng với hào 6 nhưng lại ở nội quái, mà giữa hào 3 và hào 6 có hào 5 là vua làm chủ hào 3 rồi) cho nên hào 6 mà họat động thì tất có điều phải ăn năn. (Lời giảng trong Văn ngôn, tác giả Hệ Từ truyển dẫn lại trong thiên thương, Chương VIII, Tiết 9). 
    Tóm lại thời của hào này là thời không nên họat động gì cả, sớm rút lui đi thì còn giữ được tư cách người quân tử . 

    用 九 . 見 群 龍 無 首 . 吉 . 
    Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ. Cát.

    Dịch: (nghĩa từng chữ) Dùng hào dương: thấy bầy rồng không có đầu, tốt. 
    Chú thích: chu Hi giảng: Gặp quẻ Càn này mà sáu hào (dương) đều biến (ra âm) cả, tức là cương mà biến ra nhu, thì tốt. Thánh nhân dùng cái tượng bầy rồng (sáu hào dương) mà không đầu (tức là nhu) để diễn ý đó. 
    J. Legge, R. Wilhelm đều hiểu theo Chu Hi mà không giảng gì thêm. Duy Phan Bội Châu đưa thêm ý kiến riêng, đại ý bảo “Dụng cửu” không phải là một hào. “quần long vô thủ” là sáu hào dương đều biến cả. Con rồng hoạt động khác thường là cốt ở cái đầu. Sáu hào dương đã biến (ra âm) hết thì không còn hình tích họat động nữa, cho nên gọi là rồng không đầu. 
    Nhưng cụ cũng nhận rằng đó chỉ là mặt chữ mà giải thích nghĩa đen thôi, chứ cái “ý thâm diệu của thánh nhân thì sâu xa huyền bí quá” Nghĩa là lời kinh tối nghĩa quá, cụ không hiểu nổi. 
    - Cao Hanh hiểu khác, bảo “bầy rồng không đầu, nghĩa là bầy rồng đã bay lên trời, đầu bị mây che, nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cưỡi mây lên trời, tốt”. 
    Cách giảng đó dễ hiểu, nhưng hai chữ “dụng cửu” có nghĩa gì đây, phải là một “hào” mới không, thì ông không cho biết. Cứ theo cách ông giảng “dụng lục” của quẻ Khôn – coi quẻ sau – cho “dụng lục” là một hào, thì chắc ông cũng cho “dụng cửu” của quẻ Càn là một hào. Nếu vậy thì “hào” này ra sao? Có phải là cả sáu hào của quẻ đều từ dương biến ra âm, như Chu Hi giảng không ? 
    - Tào Thăng giải nghĩa khác nữa: “Cửu “ là hào dương biến; “dụng” là lợi dụng, “vô thủ” là không có đầu mối. Đạo Càn (quần long) vận hành, biến hóa kỳ diệu, vạn vật nhờ đó mà thành công, nhưng cái lý do nó không thể thấy được (vô thủ), hễ dùng nó hợp thời thì tốt. 
    Vậy cơ hồ Tào không cho “dụng cửu” là một hào, mà chỉ có nghĩa là cách dùng quẻ Càn. 
    - Chu Tuấn Thanh trong “Lục thập tứ quái kinh giải” – Cổ tịch xuất bản xã – đưa ra một cách giải nữa cho “Dụng cửu” là tóm lại nghĩa của sáu hào thuần dương, Thuần dương là cái đức của trời, là gốc của vạn vật không có gì ở trước nó được, ở trước nó thì xấu, theo sau nó thì tốt. Đó là ý nghĩa của hai chữ “vô thủ” Nghĩa này theo tôi, khó chấp nhận được. 
    - Nghiêm Linh Phong trong “Chu Dịch tân luận” – Chính trung thư cục –dẫn nhiều thuyết nữa. 
    Thuyết của Vương An Thạch, Đô Khiết, cho câu: “dụng cửu: Kiến quần long vô thủ, cát “không phải là một tiết riêng mà chỉ là tiếp theo tiết Thượng cửu” 
    Thuyết của Ngô Nhân Kiệt, bảo các bản Dịch thời cổ, cho đến đời Phi Trực nhà Hán không có hai chữ “Dụng cửu”, đời sau thêm vào v.v. . . 
    Tóm lại câu “dụng cửu . .” này, tới nay vẫn còn là một bí mật, không ai hiểu rõ nghĩa, tòan là đóan phỏng. Nếu coi nó là một hào thứ bảy tức trường hợp cả 6 quẻ Càn biến một lần ra âm hết, thì trường hợp đó cả ức triệu lần chưa chắc đã xảy ra một (1), các sách bói, đóan số không khi nào dùng nó cả. Về triết lý, thì ý nghĩa của nó chẳng có gì đặc biệt, cũng chỉ là biết cương mà cũng biết nhu, hợp thời mới tốt. 

     

    PHỤ LỤC



    Dưới đây chúng tôi trích dẫn vài cách giải hào 1 qủe Càn của một số học giả gần đây, để độc giả so sánh. 
    - Chu Tuấn Thanh (sách đã dẫn) 
    “rồng có 81 cái vảy ! đủ chín lần chín, cho nên dùng nó để tượng trưng hào dương. Rồng tới tiết xuân phân thì lên trời, tiết thu phân thì nấp dưới vực. Hào dương ở vị trí 1, tức là tháng giêng theo lịch nhà chu, tháng tí. Khí dương lúc đó mới động ở suối vàng (hòang tuyền) chưa manh nha, còn tiềm phục, như người có thánh đức ở giữa đám người ngu . . .cho nên chưa dùng được, tài đức chưa thi thố được.” 
    - Tào Thăng (sách đã dẫn). 
    “người thời cổ thấy con rồng khéo biến hóa, cho nó là thần kỳ, dùng nó để đại biểu năng lực. Nếu lấy chữ “long” (rồng) làm chữ “năng” (lực) mà giảng thì con rồng ở dưới vực không dùng được, vì năng lực nó còn tiềm phục, chưa hiện, chưa sinh tác dụng được (. . .) 
    Dùng cái phép của hào mà giảng thì hào 1 ở dưới hào 2, hào 2 chưa động thì hào 1 không thể động trước. Hào 1 biến động quẻ Càn này thành quẻ Cấu (trên là Thiên, dưới là Phong) thì cũng chỉ là mới gặp “ở âm” (?)mà thôi, cho nên bảo là rồng còn ẩn náu, chưa dùng được (Cấu có nghĩa là gặp). 
    - Cao hanh (sách đã dẫn) Tôi chỉ trích câu cuối: 
    “con rồng còn ẩn ở dưới vực mà không hiện, có cái “tượng” tĩnh mà không động. Bói được quẻ này thì không nên thi hành. 
    Chúng tôi không biết các học giả Trung Hoa gần đây còn những cách giảng nào mới mẻ hơn không, chứ ba cách trên không kỹ gì hơn cách của người xưa, mà cũng chẳng phát huy thêm được gì.


    Đề nghị ghi rõ nguồn bài và tác giả nếu xuất bản lại bài gốc từ website này
    Bài cũ cùng chủ đề
  • 1 - LỜI DẪN NHẬP
    1 - LỜI DẪN NHẬP